top banner
top banner
biểu tượng

icon menu
icon menu
Giới thiệu
Sơ đồ trang
Email
Danh bạ cơ quan chức năng
ĐỀ ÁN 06
border img
logo home
Giới thiệu
Sơ đồ trang
Email
Danh bạ cơ quan chức năng
ĐỀ ÁN 06
Tổng quan
Giới thiệu
Cộng đồng dân cư
Vị trí địa lý
Chức năng, nhiệm vụ
Lịch sử hình thành
Thành tựu, tiềm năng
Bộ máy hành chính
Đảng ủy
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Quốc phòng - An ninh
Tổ chức chính trị xã hội
Thôn
Tin tức - Sự kiện
Tin kinh tế - chính trị
Tin văn hóa - xã hội
Tin quốc phòng - an ninh
Tuyên truyền pháp luật
Chuyển đổi số
Xây dựng nông thôn mới
ĐỀ ÁN 06
Thủ tục hành chính
Văn bản pháp luật
Văn bản của đơn vị
Văn bản của huyện
Thông tin khen thưởng
Chiến lược, định hướng
Thông tin về dự án
Thư viện
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
Các Xã, Thị trấn
Thị trấn Hạ Hòa Xã Ấm Hạ Xã Bằng Giã Xã Đại Phạm Xã Đan Thượng Xã Gia Điền Xã Hà Lương Xã Hiền Lương Xã Hương Xạ Xã Lang Sơn Xã Minh Côi Xã Minh Hạc Xã Phương Viên Xã Tứ Hiệp Xã Văn Lang Xã Vĩnh Chân Xã Vô Tranh Xã Xuân Áng Xã Yên Kỳ Xã Yên Luật
Lượt truy cập
chart
Số lượng truy cập:
Trang chủ
Tin kinh tế - chính trị
Phòng chống lây nhiễm HIV/ AIDS từ mẹ sang con.
Đăng ngày 20/06/2024
Chia sẻ icon facebook icon facebook

Thực hiện văn bản số 69 ngày 31/5/2024 của phòng văn hóa thông tin huyện Hạ Hòa ban biên tập đài truyền thanh xã Hiền Lương gửi tới quý vị tổng hợp của tổ chức y tế thế giới WHO về Quá trình lây truyền HIV từ mẹ sang con qua 3 giai đoạn xảy ra theo các con đường sau:

Bài tuyên truyền Phòng tránh lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Như chúng ta đã biết, ngoài lây truyền qua đường máu và đường tình dục thì lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường chính lây truyền HIV/AIDS. Khi mang thai, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con chiếm khoảng 25 - 40%. Qua nghiên cứu của WHO trên 100 bà mẹ mang thai có HIV (không được can thiệp) cho thấy 9 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai, 17 trẻ bị nhiễm trong giai đoạn chuyển dạ và 10 trẻ bị nhiễm HIV trong giai đoạn bú mẹ. Điều này có nghĩa, cứ 100 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV thì có khoảng 36 trẻ bị lây nhiễm.    Hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con để cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao chủ động trong công tác dự phòng lây nhiễm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là vô cùng  quan trọng

            Thực hiện văn bản số 69 ngày 31/5/2024 của phòng văn hóa thông tin huyện Hạ Hòa ban biên tập đài truyền thanh xã Hiền Lương gửi tới quý vị tổng hợp của tổ chức y tế thế giới WHO về Quá trình lây truyền HIV từ mẹ sang con qua 3 giai đoạn xảy ra theo các con đường sau:

          1. Lây truyền qua nhau (rau) thai khi người mẹ mang thai.

          Nhau thai có cấu tạo hết sức đặc biệt, nó giúp vận chuyển chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, kháng thể…từ cơ thể mẹ sang thai nhi để nuôi dưỡng bào thai và ngăn không cho vi khuẩn, virut xâm nhập gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên, khi bánh nhau bị nhiễm khuẩn hoặc bề dày của nó giảm đi vào nửa sau thai kỳ sẽ tạo điều kiện cho virut dễ dàng đi vào cơ thể bé.

Tình trạng virut HIV từ máu của mẹ sang thai nhi qua nhau thai có thể xảy ra rất sớm, ngay khi người mẹ mang thai được 8 tuần và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. theo thông kê Có khoảng 17 – 25% trẻ sơ sinh có khả năng lây nhiễm HIV ở giai đoạn này.

2. Lây truyền khi sinh con.

Virut HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo xâm nhập vào thai nhi qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc lớp da bị sây sát của trẻ trong thời gian chuyển dạ khi sinh, lúc này trẻ phải tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo của mẹ hoặc sự trao đổi giữa mẹ và thai nhi khi chuyển dạ. theo thồng kê Có khoảng 50 – 60% trẻ sơ sinh bị lây nhiễm HIV từ giai đoạn này.

3. Lây truyền trong quá trình cho con bú.

Sau khi sinh, trẻ vẫn có thể nhiễm HIV trong quá trình bú sữa mẹ, vì lúc này virut HIV dễ dàng truyền sang cơ thể bé qua các vết nứt ở núm vú của người mẹ khi trẻ đang mọc răng, bị tổn thương ở niêm mạc miệng hay HIV trong sữa mẹ có thể lây sang con theo đường tiêu hóa. Thời gian bú mẹ càng dài, trẻ càng có nhiều nguy cơ nhiễm HIV hơn. Và theo thông kê Có khoảng 15 – 25% trẻ bị lây nhiễm HIV ở giai đoạn bú mẹ. Do vậy, phụ nữ nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa thay thế.

Để phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, tất cả phụ nữ mang thai cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và tiến hành xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt để biết mình có bị nhiễm HIV hay không và nếu bị nhiễm HIV sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc dự phòng sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con

Đối với phụ nữ đã bị nhiễm HIV cần lưu ý:

- Đến cơ sở Y tế để được tư vấn và xét nghiệm theo chỉ dẫn của cán bộ chuyên môn và biết tình hình bệnh đang giai đoạn nào để quyết định sinh con hay không.

- Nếu thai nhi chưa nhiễm HIV thì cần có kiến thức để chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng và tiếp nhận phác đồ điều trị dự phòng để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

          - Tuân thủ đúng phác đồ điều trị: vì nếu uống thuốc dự phòng đầy đủ từ tuần thứ 28 kết hợp không cho con bú thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ giảm xuống chỉ còn 2 - 5% hoặc cao nhất là 10%.

          Trên đây là một số biện pháp giúp người mẹ bảo vệ con mình không bị lây nhiễm HIV, giúp trẻ có một sức khỏe tốt khi chào đời. cảm ơn quý vị và các đã chú ý theo dõi.

 

HIV 2.jpg
HIV 3.jpg
HIV 3.jpg
Tin khác
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Hội đồng nhân dân xã Hiền Lương tổ chức kỳ họp chuyên đề khoá XXIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (24/04/2025 10:48:51 SA)
  • Chung tay phòng chống đuối nước (24/04/2025 10:24:08 SA)
  • Chào mừng tuần lễ thương hiệu Việt Nam 2025 (04/04/2025 2:22:02 CH)
  • `Treo cờ đón tết nét văn hoá đẹp của người việt. (09/01/2025 10:16:58 SA)
  • CHUNG TAY BẢO VỆ RỪNG (18/11/2024 4:39:49 CH)
Bản đồ
 

banner

banner
banner
border img
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ HIỀN LƯƠNG - HUYỆN HẠ HÒA
Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân xã Hiền Lương.
Người chịu trách nhiệm: Trưởng ban biên tập - xã Hiền Lương.
Giấy phép thiết lập số: 07/GPTTĐT-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ cấp ngày 17/12/2020.